Phòng Khám Tiết Niệu Uông Bí – Bác Sĩ Vũ Trung Kiên xin gửi tới quý độc giả thông tin về Viêm bao quy đầu ở trẻ em.
Nguyên nhân trẻ bị viêm quy đầu?
Trẻ có hiện tượng bao quy đầu dài hoặc hẹp, khi đi tiểu không hết, nước tiểu còn sót lại đóng cặn gây viêm nhiễm lớp niêm mạc phía đầu.
Dấu hiệu nhận biết viêm bao quy đầu ở trẻ em
Nước tiểu sẽ luôn tồn đọng lại một lượng nhỏ cộng với những bã sinh dục nếu không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến viêm nhiễm quy đầu ở trẻ.
Những triệu chứng ban đầu thường thấy:
- Vùng da bao quy đầu và dương vật đỏ, sưng tấy
- Nhìn bằng mắt thường và kiểm tra bằng tay có thể nhận thấy quanh lỗ sáo có lớp bựa bẩn mà trắng đục
- Bao quy đầu xuất hiện mủ trắng, đi tiểu tiện có cảm giác đau buốt, trẻ ngại đi tiểu
- Trẻ hay sờ, tóm vào bao quy đầu và gãi do tình trạng viêm bao quy đầu có thể gây ngứa
Điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em:
Thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em (nội khoa)
Nong bao quy đầu để chữa viêm bao quy đầu
Cắt bao quy đầu trị viêm bao quy đầu ở trẻ
- Nguyên nhân do cấu tạo phần bao quy đầu của trẻ dài hoặc hẹp, bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp nong (cho trẻ từ 8 tháng đến khoảng 4 tuổi) hoặc cắt bao quy đầu (trẻ từ 4–5 tuổi trở lên)
- Phương pháp cắt bao quy đầu mang đến nhiều lợi ích cho trẻ như hạn chế tình trạng viêm bao quy đầu, giúp “cậu nhỏ” phát triển tốt hơn, đặc biệt đối với lứa tuổi dậy thì. Đồng thời hạn chế nguy cơ gây ung thư bộ phận đàn ông này khi bé bị viêm bao quy đầu.
Cách vệ sinh bao quy đầu cho trẻ phòng tránh viêm nhiễm
♦ Khi bao quy đầu chưa lộn
- Lúc tắm cho bé, hãy rửa phần “cậu nhỏ” như những phần còn lại của cơ thể rồi lau khô nhẹ nhàng.
- Đừng dùng lực quá mạnh tuốt bao quy đầu của trẻ để tránh gây tổn thương cho bộ phận này.
- Trong 90% trường hợp, bao quy đầu sẽ tự lộn được khi bé bước vào độ tuổi lên 3.
♦ Khi bao quy đầu đã được lộn
- Nhẹ nhàng vuốt ngược da quy đầu về phía bụng và rửa phần dưới rồi dùng khăn mềm chấm khô/
- Vuốt xuôi lại bao quy đầu để trả về vị trí cũ.