- Đại cương.
Giãn tĩnh mạch tinh là hiện tượng giãn bất thường của tĩnh mạch tinh trong và đám rối tĩnh mạch tinh. Giãn tĩnh mạch tinh là nguyên nhân gây ra vô sinh nam.
Hình ảnh giãn tĩnh mạch tinh bên trái
- Chẩn đoán
*. Lâm sàng
- a) Cơ năng.
– Thường khó chịu, căng tức, đau tinh hoàn, đau tức giảm khi nằm và tăng lên khi đứng lên.
– Có thể tự nhiên sờ thấy búi tĩnh mạch giãn như búi giun ở trong bìu khi đứng.
– Có thể phát hiện tinh hoàn 1 bên nhỏ hơn bên kia.
– Vô sinh.
- b) Triệu chứng thực thể, khám lâm sàng.
– Ở tư thế đứng có thể thấy đám rôi tĩnh mạch như búi giun ở phía trên tinh hoàn.
– Có thể thấy tinh hoàn bên bệnh nhỏ hơn bên kia.
– Búi giãn tĩnh mạch tinh to lên khi làm nghiệm pháp Valsalva (Nghiệm pháp Valsalva: NB ở tư thế đứng, bỏ quần, chân dang rộng bằng vai, hít vào sâu, ngậm miệng, bịt mũi, rồi thở ra thật mạnh nhưng không cho hơi ra).
c, Cận lâm sàng
– Siêu âm Doppler: Đường kính tĩnh mạch tinh lớn nhất trong đám rối tĩnh mạch tinh là 2,5mm, phình to hơn ít nhất 1mm sau khi làm nghiệm pháp Valsalva.
– Siêu âm ổ bụng: Để phát hiện và loại trừ các trường hợp giãn tĩnh mạch tinh thứ phát do các khố u sau phúc mạc hay ở tiểu khung gây chèn ép, trong trường hợp cần thiết có thể chụp CT ổ bụng hoặc MRI để đánh giá nếu có nghi ngờ khối u.
d, Chẩn đoán mức độ bệnh.
– Độ 0: Giãn tĩnh mạch tinh khi chưa có biểu hiện lâm sàng. Không phát hiện được khi thăm khám. (BN đau tức khi vận động ở bừu trái phía trên tinh hoàn trái.
– Độ 1: Giãn tĩnh mạch tinh sờ thấy hoặc nhìn thấy khi làm nghiệm pháp Valsalva.
– Độ 2: Giãn tĩnh mạch tinh sờ thấy nhưng không nhìn thấy khi đứng thẳng (không cần làm nghiệm pháp Valsalva).
– Độ 3: Giãn tĩnh mạch tinh nhìn thấy hiện rõ trên da bìu khi đứng thẳng.
2.4. Biến chứng
– Teo tinh hoàn
– Vô sinh
- Điều trị: Sớm tránh biến chứng, điều trị nội khoa bằng thuốc độ 1,2, phẫu thuật độ 3,4.