Hẹp bao quy đầu được chia thành 2 thể :
1. Hẹp bao quy đầu sinh lý ở trẻ e dưới 3 tuổi: khoảng hơn 90% trẻ trai bị hẹp bao quy đầu sinh lý
2. Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Hẹp bao quy đầu bệnh lý được chia thành 3 dạng đó là:
– Bán hẹp bao quy đầu: Trường hợp này nam giới có thể lộn bao quy đầu lên được nhưng gây co thắt khi cương cứng. Khi lộn da quy đầu lên được nhưng không kéo xuống được.
– Hẹp bao quy đầu hoàn toàn: Là tình trạng bao quy đầu trùm kín, chít hẹp, bó chặt lấy dương vật khiến bao quy đầu không thể tuột xuống để lộ phần quy đầu ngay cả khi dương vật cương cứng.
– Dính bao quy đầu ở trẻ nhỏ: Là hiện tượng da quy đầu ở trẻ lộn lên không hoàn toàn. Bao quy đầu bị dính với quy đầu.
* Ngoài ra còn 1 trường hợp nữa là dài bao quy đầu: da bao quy đầu trùm kín cả quy đầu, khi cương cũng vẫn che 1 phần quy đầu, nhưng không gây thắt hẹp.
🔆 Vậy khi nào hẹp bao quy đầu cần can thiệp?
➡️THỨ NHẤT, đối với trẻ em dưới 3 tuổi, thường hẹp bao quy đầu sinh lý, nên đa phần không có chỉ định can thiệp nong hoặc cắt bao quy đầu trong trường hợp này.
Chỉ khi các bé có 1 trong các triệu chứng sau :
– Bị cản trở đường tiểu như tiểu khó, đi tiểu phải rặn, tiểu không thành tia,
– Có hiện tượng phồng bao quy đầu khi đi tiểu, tia đái lệch, vẹo…
– Viêm nhiễm ở phần đầu dương vật, sưng đỏ, khiến trẻ ngứa, khó chịu
--> Thì lúc đấy mới cần can thiệp tuy nhiên do quy đầu của trẻ rất dễ tổn thương nên phải được thực hiện ở cơ sở y tế chuyên khoa, uy tín.
– Nong hoặc tách bao quy đầu với các trường hợp hẹp nhẹ
– Cắt bao quy đầu với trường hợp dính nhiều, hẹp khít bao quy đầu
➡️ THỨ BA, đối với các trường hợp hẹp bao quy đầu ở người lớn
Chỉ định cắt bao quy đầu tuyệt đối với các trường hợp hẹp bao quy đầu và bán hẹp bao quy đầu.
✔️- Riêng với trường hợp dài bao quy đầu, cân nhắc lựa chọn. Nếu da quy đầu dài nhiều ảnh hưởng tới việc quan hệ, hoặc ảnh hưởng tới việc vệ sinh gây viêm nhiễm nhiều lần, hoặc ảnh hưởng tới thẩm mỹ thì cần phải cắt bao quy đầu.



